Thương hiệu OEM là gì

Trang chủ Tin tức Thương hiệu OEM là gì

OEM là tên viết tắt của Original Equipment Manufacturer được dịch sang tiếng Việt chúng ta có thể hiểu OEM là nhà sản xuất thiết bị gốc theo thiết kế, yêu cầu của một đơn vị khác là ODM.  

Nếu như các bạn trong quá trình tìm hiểu về hoạt động sản xuất hoặc thường xem thông tin sản phẩm trên các trang thương mại điện tử thì có thể sẽ bắt gặp đến các cụm từ như sản phẩm OEM, thương hiệu OEM,.. Và tới đây nếu các bạn đang thắc mắc về OEM là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn các bạn nhé.

Thương hiệu OEM là gì?

Khi xem thông tin về một sản phẩm trên một website nào đó ta thường thấy họ viết thương hiệu OEM tuy nhiên đây không phải là một thương hiệu cụ thể mà nó liên quan đến việc sản xuất, xuất xứ của sản phẩm.

sản phẩm oem thường có các chi tiết được gia công từ một nhà sản xuất khác

Sản phẩm có thương hiệu OEM thực chất thường có các chi tiết được tạo ra từ các nhà sản xuất khác nhau.

Viết tắt của OEM là gì? 

OEM là tên viết tắt của Original Equipment Manufacturer được dịch sang tiếng Việt chúng ta có thể hiểu OEM là nhà sản xuất thiết bị gốc theo thiết kế, yêu cầu của một đơn vị khác.  

Sản phẩm OEM là gì? 

Thật hoang mang khi bạn đang có ý định mua một sản phẩm mang thương hiệu OEM tuy nhiên khi tìm hiểu thì có rất nhiều thông tin về từ khóa này nhưng chẳng có công ty nào có tên OEM mà thường là dịch vụ gia công sản phẩm, sản xuất các chi tiết thiết bị...

Sẽ hơi khó hiểu nếu đây là lần đầu bạn tìm hiểu sản phẩm oem là gì, đừng lo hãy cùng xem ví dụ bên dưới sẽ giúp bạn dễ hiểu hơn. 

Ví dụ về sản phẩm OEM

Công ty A đã nghiên cứu thị trường và thiết kế ra mẫu sản phẩm túi vải không dệt, họ cho rằng loại túi này rất tiềm năng và phải chớp lấy thời cơ để giành ưu thế. Công ty A biết rõ thông số kỹ thuật, các yêu cầu về chất lượng tuy nhiên lại không có cơ sở vật chất, không có nhà xưởng để may loại túi này. Và từ đó họ tìm đến một công ty B đảm nhiệm vai trò OEM để thực hiện đặt may loại túi vải không dệt này nhưng sản phẩm sẽ mang thông tin, nguồn gốc xuất xứ của công ty A. Ràng buộc là công ty B phải tuân theo các yêu cầu của bên A đồng thời bên B giữ bảo mật tất cả thông tin liên quan đến việc sản xuất sản phẩm OEM túi vải này khi A chưa cho phép. Ngược lại bên công ty A sẽ chi trả cho bên B một khoảng chi phí tương ứng mà 2 bên đã thỏa thuận. 

ODM là gì

Phần này chúng ta sẽ tiếp tục lấy ví dụ bên trên để hiểu được ODM là gì? Vì bên B là đơn vị trực tiếp gia công, sản xuất ra sản phẩm cho bên A nên được gọi là OEM (Original Equipment Manufacturer) và lúc này công ty A được gọi là (Original Designed Manufacturer), tạm dịch là nhà thiết kế sản phẩm gốc. 

Chốt lại vấn đề ta có thể hiểu được rằng một sản phẩm được sản xuất, gia công từ một đơn vị nhưng mang thông tin, xuất xứ thương hiệu từ một đơn vị khác thì có thể gọi sản phẩm đó sản phẩm OEM, đơn vị sản xuất gọi là OEM và công ty thiết kế ra sản phẩm OEM đóng vai trò là một ODM. Một số trường hợp vi phạm bản quyền sản phẩm, thương hiệu hoặc trái quy định của luật kinh doanh thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ở bài viết khác các bạn nhé. 

mô hình oem

Mô hình tạo nên sản phẩm thương hiệu OEM

Ví dụ này để các bạn dễ hình dung thương hiệu oem là gì tuy nhiên các bạn cần lưu ý một ODM có thể hợp tác với nhiều OEM để sản xuất ra một sản phẩm hoàn thiện đưa ra thị trường. Ví dụ như trong ngành máy bay, ô tô hay có thể là điện thoại di động. Bên trong chúng có rất nhiều chi tiết và có thể mỗi OEM chỉ đảm nhận sản xuất một chi tiết nào đó. 

Khác nhau giữa mô hình OEM và mô hình kinh doanh truyền thống 

Mô hình kinh doanh truyền thống thường là do một công ty đảm nhiệm toàn bộ quy trình sản xuất ra một sản phẩm từ khâu ý tưởng, thiết kế, quản lý chất lượng, vv cho tới khi chúng được đưa ra thị trường. Do vậy việc này đòi hỏi đơn vị đó phải có đủ nguồn lực con người và nhà máy. Điều này khiến cho sự đa dạng sản phẩm bị hạn chế, các chiến lược kinh doanh của nhiều công ty bị chậm đi vì đôi khi cần có vài dòng sản phẩm khác nhau cùng tung ra thị trường để biết được chính xác nhu cầu thực tế của khách hàng. Chính vì thế, việc áp dụng mô hình OEM là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề này. 

Tuy nhiên mô hình nào cũng có những ưu và nhược điểm của nó. Phổ biến nhất là đối với sản phẩm thương hiệu OEM mặc dù rút ngắn được thời gian hoàn tất sản phẩm để tung ra thị trường nhưng việc bảo mật thông tin, quy trình sản xuất sản phẩm là điều hết sức cần thiết. Vì nếu bạn chọn không đúng đơn vị uy tín thì khả năng bị sao chép, biến tấu là điều rất dễ xảy ra.

Trên đây là toàn bộ thông  tin về thương hiệu OEM mà Túi Vải Thành Tiến gửi đến bạn. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm

Tin tức