Tìm hiểu về chất liệu vải lụa

Trang chủ Tin tức Tìm hiểu về chất liệu vải lụa

Vải lụa là một dòng vải cao cấp có nguồn gốc từ rất lâu đời và cho đến ngày nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị khi được ứng dụng trong mặc mặc thời trang thượng hạng

Vải lụa là sản phẩm ngay từ xa xưa được con người rất ưa chuộng bởi đây là loại vải rất cao cấp. Mãi đến ngày nay, loại vải lụa này vẫn còn nguyên giá trị và được ứng dụng ngày càng phổ biến trong lĩnh vực may mặc. Theo đó, cùng với sự phát triển của công nghệ, vải lụa còn được sử dụng trong may chăn ga, trong may rèm màn…Để tìm hiểu rõ hơn về dòng sản phẩm này, hãy cùng tuivaithanhtien tìm hiểu ngay thông tin sau nhé!

Vải lụa là vải gì?

Vải lụa ngay từ xa xưa đã được các nhà quý tộc ưa chuộng sử dụng và may trang phụ và trang trí. Vải lụa có tên tiếng Anh là “Silk Fabric”. Đây là loại vải cao cấp, mỏng nhẹ, mịn màng và được dệt từ những sợi tơ tắm.

vai-lua-1

Ngày nay loại vải này được ứng dụng rất phổ biến và tạo nên cảm gác mát mẻ, nhẹ nhàng, sang trọng cho người sử dụng. Vậy nguồn gốc của vải lụa là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin dòng sản phẩm này nhé!

Nguồn gốc vải lụa xuất phát từ đầu

Vải lụa là dòng sản sản phẩm có nguồn gốc từ lâu đời và xuất phát từ Trung Quốc. Loại vải này có từ 6000 năm TCN khi vợ hoàng đế Trung Quốc đi dạo giữa vườn dâu và phát hiện ra những con sâu ăn lá rồi nhỏ tơ lấp lánh. Sau đó đã cho người mang về nuôi và quyết định thử nghiệm trong các nhà xưởng may áo thun đồng phục giá rẻ. Đây cũng chính là lý do mà nghề nuôi tằm ra đời và phát triển rất rầm rộ.

Từ đây con đường tơ lụa kéo dài từ Trung Quốc đến các nước phương Tây. Tại thời điểm này, lụa cao cấp cũng được xuất đi các nước tại Thái Lan, Ấn Độ…

Tại Việt Nam, nghề nuôi tằm lấy tơ để sản xuất cũng hình thành sớm và trở thành làng nghề truyền thống của Việt Nam. Cùng với sự phát triển mới của công nghệ dệt, vải lụa ra đời rất nhiều sản phẩm đẹp, tinh tế. Tại Hà Nội có hẳn một làng nghề chuyển dệt lụa cung ứng trên toàn quốc.

Đặc tính của vải lụa là gì?

Vải lụa được thị trường rất ưa chuộng nhưng nhiều người vẫn chưa nắm được đặc điểm của dòng sản phẩm này:

1.  Đặc tính vật lý: Vải có vẻ óng ánh tự nhiên và sang trọng. Khi sờ vào sẽ cảm nhận được độ mịn mượt khác hoàn toàn với các loại vải nhân tạo khác. Loại vải này có nhiều màu sắc đa dạng như vàng, nâu xanh lá…Độ co giãn của vải kém nhưng khả năng hút ẩm rất tốt.

2.  Đặc tính hóa học: Sợi tơ sẽ bọ phân hủy khi tiếp xúc bởi xác axit mạnh. Có độ dẫn điện kém và khả năng giữ nhiệt vô cùng tuyệt vời.

vai-lua-2

Có những loại vải lụa nào?

  • Vải lụa tơ tằm: đây là loại vải cao cấp được sản xuất hoàn toàn từ cách dệt truyền thống do đó chủ yếu vải có màu trắng ngà và không có họa tiết cầu kỳ. Loại vải này cực kỳ mềm mại, bóng mượt nên thường sử dụng làm áo dài hoặc váy dài sang trọng cho nữ giới.
  • Vải lụa Satin cao cấp: Đây là loại vải có sự kết hợp với phương pháp dệt stain. Đó là cách dệt đan xen giữa sợi dọc và sợi ngang tạo nên tấm vảo chắc chắn. Vải mềm mượt và óng ả.
  • Vải lụa Cotton: Loại vải này có sự tổng hợp từ chất liệu cotton và sợi tơ tằm. Vải có độ bền cao, thoáng mát, rất mềm nhưng dễ bay màu hoặc dễ bị xước.
  • Vải lụa Twill: Loại vải này được dệt theo kiểu đan chéo nên rất bền chắc. Nguyên liệu chủ yếu là tơ tằm nhưng với cách dệt chắc chắn nên vải có độ dày hơn các loại vải thông thường khác. Loại vải này được ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống và sử dụng phù hợp cho nhiều lứa tuổi.
  • Vải lụa hoa: Sản phẩm được dệt theo công nghệ hiện đại tạo nên các dòng hoa văn chìm nổi. Vải có bề mặt sáng bóng, mềm mượt và có hoạt iết trên bề mặt vải. Loại này không phải in nên giá thành khá cao.
  • Vải lụa 2 da: đây là loại vải có sự kết hợp 2 chất liệu tờ tằm và Viscose. Được sản xuất dựa trên công nghệ hiện đại, do đó vải có độ bóng và độ mềm mượt nhất định. Loại vải này dễ nhuộm màu nên có nhiều chi tiết cực kỳ ấn tượng, bắt mắt.
  • Vải lụa đũi: Đây là loại vải được kết hợp từ sợi vải thô với sợi tơ tằm. Loại vải này ngày nay được in rất nhiều hình ảnh cá tính, phong phú do đó được thị trường ưa chuộng. Loại vải này hơi thô nên sử dụng may quần áo sơ mi cho nam, quần tây…
  • Vải lụa Chiffon: Loại vải này 100% chất liệu tự nhiên nên sợi mỏng, xuyên thấu. Thường sử dụng may váy cưới hoặc trang trí cho các buổi tiệc.

Tham khảo các loại đồng phục được may từ vải lụa:

https://tuivaithanhtien.com/dong-phuc-lop

https://tuivaithanhtien.com/ao-dong-phuc-nhom

Quy trình sản xuất vải lụa

Để dệt ra tấm lụa đẹp, tinh tế đòi hỏi cần trải qua những bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Nuôi tằm: đây là công đoạn đòi hỏi người nuôi tằm phải nuôi số lượng lớn. Thức ăn chủ yếu của tằm chính là lá dâu hoặc lá sắn. Tuy vào giai đoạn sinh trưởng mà có chế độ ăn phù hợp nhất. Những con tằm non sẽ cho ăn lá tằm non còn những con trưởng thành sẽ ăn loại cứng hơn. Khi tằm phát triển đến 3 phần của vòng đời sẽ được chuyển đến nơi thích hợp nhất tạo điều kiện cho tằm nhả tơ và tạo kén.
  • Bước 2: nhả sợi kén: bước này là di chuyển tằm đến nơi nhả kén chuyên dụng. Tằm sẽ nhả những sơi tơ để định vị tổ kén sau đó nằm trong kéo. Chúng tiến hành di chuyển theo vòng số 8 khoảng 3000 vòng và nhả khoảng 1000km tơ. Khi nhả hết tơ, tắm sẽ nằm trong kén và hóa thành nhộng.
  • Bước 3: Ươm tơ: tơ sau khi nhả xong khoảng 1 tuần sẽ được ngâm vào trong nước sôi để vỏ kén và tạp chất bung ra. Sau đó lấy 10 sợi tơ chập thành một và quấn vào con tờ chuyên dụng.
  • Bước 4: dệt sợi và nhuộm: Sợi tơ sau khi được cuốn chuyên dụng sẽ đưa dệt thành những tấm vải. Qúa trình này quyết định độ dày mỏng của tấm lụa. Sau khi hoàn thiện công đoạn dệt sẽ tiến hành đưa vải đi nhuộm. Tùy theo yêu cầu hoặc sở thích mà sẽ nhuộm màu thích hợp nhất hoặc có thể in hình họa tiết đặc biệt lên vải, sau đó tiến hành phủ bóng.
  • Đối với các làng nghề, người ta nhuộm vải bằng các màu tự nhiên từ các loại cây lá thiên nhiên. Tuy nhiên công đoạn này mất nhiều thời gian, tốn kém. Với sự phát triển của công nghệ in ấn, người ta thường áp dụng công nghệ in hiện đại hơn.
  • vai-lua-3

Những ứng dụng của vải lụa

+ Trong may mặc: vải lụa là sản phẩm được ứng dụng phổ biến nhất trong may trang phục và tạo ra vô vàn các trang phục với nhiều phong cách khác nhau.

+ Trong trang trí: Vải lụa được sử dụng may rèm, vỏ chăn ga,…rất sang trọng, thanh lịch…

Với những thông tin cơ bản trên về sản phẩm vải lụa, chúng tôi chắc chắn rằng bạn đã có những kiến thức cơ bản về dòng sản phẩm này.

>>>Tìm hiểu thêm: Chất liệu vải dù - Nguồn gốc và đặc tính

Tin tức