Tìm hiểu về vải lanh
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vải khác nhau và mang những đặc tính đặc trưng cơ bản riêng. Vải lanh cũng là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường và nhiều người muốn tham khảo về chất liệu này.
Để hiểu rõ hơn về vải lanh, cùng tìm hiểu những thông tin sau đây nhé!
Định nghĩa vải lanh
Vải lanh chủ yếu được làm từ sợi, vỏ hoặc xơ của cây lanh. Đây là một loại cấy rất phổ biến ở khu vực Phía Tây Bắc của nước ta - nơi có khí hậu mát mẻ phù hợp với loại cây này phát triển. Sau khi cây trưởng thành sẽ được thu hoạch và xử lý theo quy trình để lấy sợi.
Đối với cách thu hoạch truyền thống, việc quay tơ rất thinh hành, tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc lấy sợi dễ dàng hơn rất nhiều. Hơn nữa, số lượng vải ra đời nhanh, nhiều màu sắc hoa văn độc đáo, ấn tượng. Với sự ra đời của chất liệu vải lanh đã mang lại sự tươi mới cho ngành công nghiệp may mặc và nhận được sự phản hồi tích cực trên thị trường và người sử dụng.
>>Tìm hiểu thêm: Vải Voan là vải gì?
Lịch sử hình thành và phát triển
Sợi lanh được phát hiện đầu tiên tại khu vực Lưỡng Hà – Ai Cập khi người ta biết sử dụng sợi này để sản xuất vải và quấn trong các xác ướp. Bên cạnh đó, vải lanh cũng được sử dụng để làm những bộ trang phục truyền thống ban đầu nơi đây.
Thực tế chứng minh, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một số mảnh vải lanh được nhuộm trong các hang động và mang về nghiên cứu. Thực tế chúng xuất hiện khoảng 36.000 năm trước tại Ai Cập. Nghiên cứu còn cho thấy loại vải này được sử dụng trong lăng mộ của vua Pharaoh II vào năm 1881. Cùng với nhiều nghiên cứu cho thấy, loại vải này đã ra đời và tồn tại ở thị trường này từ rất lâu đời. Mãi sau thế kỷ thứ 12 người ta mới phát hiện được giao dịch giữa Phoenicia với người dân ở Địa Trung Hải. Một số còn giới thiệu về việc trồng cây lanh và sản xuất vải lanh ở Ireland.
Cùng với sự phát triển của kỹ thuật, vải lanh dần xuất hiện tại các nước Châu Âu và dần tạo ra những sản phẩm chất lượng cho đến tận ngày nay.
Tìm hiểu về sợi lanh
Trước khi tìm hiểu về vải lanh hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về đặc điểm của sợi lanh. Đây là loại sợi có dạng vỏ với chiều dài khoản từ 25 cho đến 150mm. Mỗi sợi có đường kính trung bình từ 12 μm đến 16 μm. Thông thường sợi lanh sẽ chia làm 2 dạng khác nhau đó là sợi sơ ngắn dùng cho vải thô và sợi sơ dài dùng cho loại vải cao cấp.
Đặc điểm của vải lanh
Ở những loại vải khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau, vải lanh cũng vậy. Loại vải này có những đặc trưng như sau.
Vải lanh với về mặt rất mát mẻ, sờ vào cho ra cảm giác mịn màn và khi giặt thì vải sẽ cảm thấy mềm hơn. Vải lanh cũng có độ bóng rất tự nhiên, màu sắc của chúng cũng có thể đổi màu. Thông thường vải lanh có đặc tính độ đàn hồi kém và không co giãn nhiều, do đó vải cũng rất dễ nhăn nếu không sử dụng bàn ủi hay giặt là trong quá trình xử lý.
Vải lanh rất dễ sử dụng bởi chúng có khả năng chống được bụi và các vết bẩn, có thể sử dụng giặt khô, giặt hấp hoàn toàn được. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, các sợi lanh có độ đàn hồi khá thấp do đó khi giặt ủi cần lưu ý vải bị kéo giãn, sơi lanh sẽ bị đứt ở một số nếp gấp liên tục như cổ áo, tay áo…
Nhận thấy những đặc điểm cơ bản của vải lanh, do đó bạn không nên làm khô vải lanh quá mức hoặc gấp vải lộn xộn bởi nó dễ tạo ra nếp gấp. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất vải, dòng vải lanh cũng dần mang nhiều đặc trưng vượt trội hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế thị trường như hiện nay.
Quá trình sản xuất vải lanh
Để sản xuất ra chất liệu vải lanh đạt chất lượng cũng như tiêu chuẩn của thị trường, vải cần được đảm bảo những quy trình sản xuất như sau:
- Bước 1: Để có thể tạo ra được chất liệu vải lanh đạt chuẩn thì quá trình thu hoạch cũng là bước vô cùng quan trọng. Việc này đòi hỏi phải nhổ nguyên cây hoặc cắt sát tận gốc sau đó đi tách ra bằng quá trình cơ học.
- Bước 2: để lấy được phần xơ thì người ta tiến hành giầm cây lanh có thể để trực tiếp trong các bồn hoặc để tại ruộng lanh. Công đoạn này diễn ra chủ yếu vào tháng 8 và tháng 12 và trong quá trình giầm thì có sự dụng một số hóa chất để tăng chất lượng của sợi lanh.
- Bước 3: Phần xơ lanh sẽ được tách ra còn các phần khác sẽ được sử dụng trong các mục đích khác. Tiếp theo là chải sợi lanh sao cho đồng đều và loại bỏ các sợi ngắn, không đạt tiêu chuẩn.
- Bước 4: Sau khi sợi lanh được tách ra chúng sẽ được đem đi xử lý và được se thành sợi và được dệt thành vải. Sau đó những mảnh vải này sẽ được đưa đi tẩy trắng trước khi bước vào công đoạn nhuộm in.
Trên đây là những thông tin cơ bản về vải lanh, nếu bạn quan tâm đến chất liệu này và cần những thông tin cụ thể hơn, có thể liên hệ trực tiếp qua đường dây nóng của công ty Túi Vải Thành Tiến để được tư vấn hỗ trợ nhé!