In Lụa Là Gì? Nguyên Lý, Quy Trình In Lụa Trong In Túi Vải Tại Xưởng

Trang chủ Tin tức In Lụa Là Gì? Nguyên Lý, Quy Trình In Lụa Trong In Túi Vải Tại Xưởng

Tìm hiểu kỹ thuật in lụa là gì? Nguyên lý, quy trình, nguyên vật liệu của in lụa trong in túi vải. Đọc ngay!

Kỹ thuật in lụa được các xưởng túi vải ứng dụng để in lên những mẫu túi vải. Với chất lượng hình ảnh sắc nét, thẩm mỹ. Tìm hiểu in lụa là gì? Nguyên lý, quy trình, nguyên vật liệu in lụa trong in các mẫu túi vải.

In lụa là gì?

In lụa (hay in lưới) là một kỹ thuật in ấn truyền thống. Tên gọi "in lụa" bắt nguồn từ việc bản lưới in được làm từ tơ lụa. Ngày nay, các vật liệu khác như vải bông, vải sợi hóa học, và lưới kim loại cũng được sử dụng để làm bản lưới in. Do đó thuật ngữ "in lưới" được sử dụng phổ biến hơn để bao quát toàn bộ kỹ thuật này.

Hiện nay, in lụa được ứng dụng trong in bao bì, in đồng phục hoặc in túi vải không dệt,... 

Quy trình in lụa lên túi vải không dệt chuẩn

Phân loại kỹ thuật in lụa

Dựa vào cách thức khuôn in:

  • In trên bàn thủ công
  • In trên bàn có cơ khí hoá
  • In trên máy tự động

Dựa vào hình dạng khuôn in:

  • In trên khuôn lưới phẳng.
  • In trên khuôn lưới tròn.

Dựa vào phương pháp in

  • In trực tiếp: Ứng dụng trên túi có màu trắng, nền nhạt, 
  • In phá gắn: In trên túi vải nền màu, đảm bảo mực in phải phá được nền và gắn màu cần in lên túi.
  • In dự phòng: In trên mẫu túi có màu, mà in phá gắn không in được. 

in-lua-tren-vai-2

Kỹ thuật in lụa trên vải

Nguyên lý in lụa lên túi vải

Phương pháp in lụa dựa trên nguyên lý thấm mực in. 

  1. Chuẩn bị lưới in: Lưới in được làm từ sợi tơ hoặc sợi tổng hợp, căng trên khung gỗ hoặc khung nhôm. Các vùng không cần in trên lưới sẽ được bịt kín bằng hóa chất chuyên dụng, tạo thành hình ảnh ngược của bản in mong muốn.
  2. Cho mực vào khung: Mực in được đổ vào khung lưới.
  3. Gạt mực: Một lưỡi dao cao su được kéo qua bề mặt lưới, ép mực đi qua các vùng lưới chưa bịt kín.
  4. In lên vật liệu: Mực thấm qua lưới in, tạo thành hình ảnh hoặc chữ trên vải.

In lụa trên vải không dệt

Quy trình in túi vải bằng phương pháp in lụa

Bước 1: Chuẩn bị

    1. Chuẩn bị khung in:

  • Chọn khung in phù hợp (gỗ hoặc hợp kim nhôm), đảm bảo sạch sẽ và khô ráo.

    2. Pha chế keo quang hóa:

    • Pha chế keo quang hóa theo tỷ lệ và hướng dẫn của nhà sản xuất.

    3. Chụp bản in:

    • Tạo bản thiết kế in trên máy tính hoặc vẽ tay trên giấy trong suốt.
    • In bản thiết kế lên phim ảnh chuyên dụng cho in lụa.

    4. Pha chế mực in:

    • Chọn loại mực in phù hợp với chất liệu vải túi (cotton, polyester, nylon...).
    • Pha mực theo tỷ lệ và hướng dẫn của nhà sản xuất, đảm bảo độ đặc và độ chảy phù hợp.

     5. Chuẩn bị túi vải:

    • Giặt sạch và là phẳng túi vải.
    • Đặt túi vải lên mặt phẳng, cố định bằng băng dính hoặc khung cố định.

Bước 2: In thử và canh chỉnh

  1. Quét mực và phơi phim:
    • Đổ mực lên máng in, quét đều lên cả hai mặt lưới.
    • Sấy khô mực trên lưới.
    • Dán phim in lên mặt lưới, cố định bằng băng dính.
    • Ép phim chặt vào lưới bằng tấm kính.
    • Phơi khung lưới dưới ánh sáng mặt trời (khoảng 3 phút) hoặc sử dụng máy phơi UV.
  2. Rửa khung lưới:
    • Rửa sạch khung lưới bằng nước, loại bỏ phần keo chưa được phơi sáng.
  3. In thử và kiểm tra:
    • In thử lên một mảnh vải tương tự với túi vải, kiểm tra chất lượng hình ảnh, độ nét, độ bão hòa màu.
    • Điều chỉnh vị trí khung in, áp lực gạt mực, hoặc pha chế lại mực in nếu cần thiết.

Bước 3: In sản phẩm

  1. In lên túi vải:
    • Tiến hành in sản lượng lên túi vải theo yêu cầu.
    • Giữ nguyên các thông số đã được canh chỉnh trong bước thử.

Bước 4: Xử lý

  1. Sấy khô:
    • Sấy khô mực in trên túi vải bằng máy sấy nhiệt hoặc để khô tự nhiên.
  2. Kiểm tra và đóng gói:
    • Kiểm tra chất lượng in trên từng túi vải, loại bỏ sản phẩm lỗi.
    • Đóng gói túi vải đã in theo yêu cầu.

Phương pháp in lụa trên vải

Nguyên vật liệu cho in lụa

Khung in lụa 

Có 3 loại khung in phổ biến trong in lụa là: khung nhôm, khung gỗ, khung sắt.

  • Khung gỗ: Được sử dụng nhiều do giá rẻ, dễ gia công. Hạn chế, chỉ in được trên mẫu túi ít màu, đơn giản.
  • Khung nhôm: In mẫu túi có chất lượng cao hơn. Giúp cho việc chồng màu được ổn định. Giá khung nhôm cao hơn với khung gỗ.
  • Khung sắt: Ít sử dụng, khung có nhiều kích thước in đa dạng kích thước mẫu túi.

Bàn in

  • Bàn in được làm bằng tấm gỗ dày 2cm, rộng từ 8 - 10cm. Hoặc được làm bằng kim loại. Để chất lượng in được đẹp, cần chọn bàn in phẳng, không gồ ghề. Bàn in thông thường có kích thước lớn hơn 30cm với túi cần in.
  • Bàn in nên được đặt nằm ngang hoặc in một góc 10 độ
  • Thông thường, trên bàn được phủ thêm một lớp để tăng đàn hồi.

Dao gạt mực

Được cấu tạo gồm lưỡi dao và cán dao. Thông thường có một số loại dao gạt mực như:

  • Dao bằng cán gỗ, lưỡi dao bằng tapin cao su: 
  • Phần cán và lưỡi đều làm bằng nhựa Plastic Polymer
  • Dao bằng cán nhôm, lưỡi bằng nhựa tổng hợp
  • Màng tráng keo

Được sản xuất 2 mẫu: nhôm và inox. Cán có các kích thước nhiw 15cm, 20cm, 25cm, 30cm, 35cm, 40cm,...

Khung in lụa

Keo chụp bản

Được chia 3 loại: dùng cho mực in gốc nước, mực in gốc dầu và keo lưỡng tính. Một số keo chụp bản trong kỹ thuật in lụa gồm:

  • Keo chụp bản dòng Plus
  • Keo chụp bản Cao Thành
  • Keo chụp bản UDC-HV
  • Keo chụo bản T101 

Mực in lụa

Mực in gồm 2 loại: Mực in gốc nước, mực in gốc dầu. Trong mực in có chứa nhựa, bột màu, dung môi và chất phụ gia. Một số loại mực in phổ biến như:

  • Mực in gốc nước
  • Mực in gốc dầu
  • Mực in UV
  • Mực in lụa Plastisol 

Bài viết trên Túi Vải Thành Tiến đã cung cấp kiến thức về in lụa là gì? Nguyên lý, quy trình in túi vải bằng phương pháp in lụa. Hy vọng bài viết sẽ mang lại giá trị cho người đọc.

Nguồn tham khảo: https://vi.wikipedia.org/wiki/In_l%E1%BB%A5a

ceo

Tôi là Nguyễn Diễm Hương đang là người chuyên viết nội dung cho thương hiệu Túi Vải Thành Tiến, chuyên gia trong ngành Thiết kế thời trang. Tôi đã nhiều năm làm việc trong ngành công nghiệp may mặc, đặc biệt là trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất túi vải, balo, túi xách.

Tin tức